
Trang Chủ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ C BẰNG THUỐC MỚI NHẤT (DẠNG KẾT HỢP)
* THUỐC UỐNG THẾ HỆ MỚI * HIỆU QUẢ CAO * KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
* CHI PHÍ THẤP * THỜI GIAN NGẮN * KHÔNG CHÍCH THUỐC

Nội Soi Dạ Dày
1. Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày (tên đầy đủ là nội soi đường tiêu hóa trên) là một thủ thuật thăm khám bằng hình ảnh quan sát trực tiếp lòng ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và đoạn đầu của tá tràng. Một ống nội soi quang học mềm được dung để chẩn đoán và điều trị một số bệnh đường tiêu hóa trên như đau bụng trên, khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa trên, buồn nôn hay nôm ói. Nội soi này cũng được dùng để kiểm tra đường tiêu hóa trên trong hoặc sau phẫu thuật, có thể dùng thực hiện một số thủ thuật đặc biệt như lấy dị vật, nông vùng thực quản bị hẹp…
2. Tại sao phải nội soi dạ dày?
Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) dù có chi phí rất cao nhưng không có giá trị chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X-quang dạ dày cảng quang có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẩn không nhạy và chính xác bằng nội soi. Qua nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy các tổn thương rất nhỏ vài mi-li-mét, làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori gây bệnh, sinh thiết tìm tế bào ung thư. Ngoài ra nội soi còn dùng để theo dõi quá trình điều trị các tổn thương loét hay nhiễm H.Pylori. Đối với các trường hợp đang xuất huyết, nội soi có thể được thực hiện khẩn cấp để phát hiện và điều trị chổ chảy máu tránh được cuộc mổ chưa cần thiết...
3. Những trường hợp nào cần phải nội soi dạ dày?
Ngày nay, nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng rãi để chẩn đoán xác định hay loại trừ trên bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên, theo dõi tiến triển một số bệnh đã biết và đánh giá, phân loại bệnh hệ thống. Một số chỉ định thông thường là:
* Khó nuốt hay nuốt đau
* Đau sau xương ức
* Đau thượng vị
* Ợ chua
* Thực quản Barrett
* Chít hẹp đường tiêu hóa
* Buồn nôn và nôn, ăn khó tiêu, đầy hơi, nôn ra máu, thiếu máu thiếu sắt
* Ho mạn tính, khạc đàm không rõ nguyên nhân
* Tăng áp tĩnh mạch cửa
4. Trường hợp nào không nên thực hiện nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày thường không có cống chỉ định tuyệt đối. Một số trường hợp sau có chống chỉ định tương đối nội soi dạ dày là:
* Đường tiêu hóa trên bị tổn thương ăn mòn như uống a-xít…
* Bệnh lý túi thừa Zenker
* Thủng
* Dạ dày chứa đầy thức ăn
* Suy tim
* Thiếu máu cơ tim cấp
* Suy hô hấp
5. Nội soi dạ dày có nguy hiểm không?
Nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn và ít xảy ra tai biến. Những tác dụng phụ thường gặp là:
* Đau họng sau khi soi
* Thủng thực quản, dạ dày hay tá tràng rất hiếm
* Chảy máu
* Rối loạn nhịp tim.
* Do tính an toàn của thủ thuật, nội soi dạ dày có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện.
6. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày thực hiện tốt nhất khi dạ dày không còn thức ăn. Vì vậy bệnh nhân nên nhịn đói qua đêm để được thực hiện sang hôm sau hay có thể nhịn ăn trong vòng 7 giờ (chỉ được uống nước lọc và không được uống sữa). Việc này phòng ngừa ói thức ăn vào đường tiêu hóa và bác sĩ quan sát rõ hơn khi dạ dày trống.
Nếu bệnh nhân đang uống thuốc thì bệnh nhân phải báo cho bác sĩ nội soi của mình biết loại thuốc đang dùng.
7. Quá trình nội soi được thực hiện như thế nào?
Nội soi được tiến hành tại phòng nội soi với sự tham gia ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi nội soi, bệnh nhân được xịt thuốc tê vào sâu trong họng. Thuốc tê được dùng để làm giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống nội soi qua miệng. Bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng trái.
Ống nội soi được đưa qua họng vào thực quản, lúc đầu có cảm giác khó chịu, nghẹt thở và buồn nôn, lúc này bệnh nhân nên hít vào sâu và thở ra chậm bằng đường mũi để giảm bớt cảm giác buồn nôn. Cảm giác này chỉ thoáng qua và bệnh nhân sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Quá trình thực hiện nội soi mất khoảng 5 phút và sẽ nhanh hơn nếu bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết chẩn đoán nhiễm khuẩn H. Pylori hay xét nghiệm tế bào nếu cần. Việc sinh thiết không làm đau đớn và chảy máu không đáng kể.
8. Những điều cần lưu ý sau khi nội soi?
Sau khi nội soi, bệnh nhân nên nghỉ ngơi 15-30 phút, hkông nên ăn uống trong vòng 1 giờ sau nội soi vì thuốc tê vẫn còn hiệu lực, thức ăn cay nóng dễ làm tổn thương niêm mạc miệng mà bệnh nhân không biết.
Bệnh nhân cũng có những triệu chứng khó chịu sau khi soi như đau họng, bụng chứng hơi, buồn nôn… Những triệu chứng này sẽ mất trong vòng 24 giờ.
Bác sĩ nội soi hay lâm sang sẽ giải thích kết quả nội soi của bạn và hẹn ngày nhận kết quả sinh thiết, nếu có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Endoscopy of upper GI tract, Berthold Block, Guido Schachschal and Hartmut Schmidt, 2004
2. Brochure of upper GI tract endoscopy, AGA Institute 2007
3. Mayo Clinic’s Gastroenterology and Hepatology, Board Review Editted by Stephen C. Hauser, MD published in 2008
4. Atlas of Gastrointestinal Endoscopy and Related Pathology, Klaus F.R. Schiller, Roy Cockel, Richard H. Hunt and Bryan F. Warren. 2nd Edition 2004
Nội soi dạ dày (tên đầy đủ là nội soi đường tiêu hóa trên) là một thủ thuật thăm khám bằng hình ảnh quan sát trực tiếp lòng ống tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày và đoạn đầu của tá tràng. Một ống nội soi quang học mềm được dung để chẩn đoán và điều trị một số bệnh đường tiêu hóa trên như đau bụng trên, khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa trên, buồn nôn hay nôm ói. Nội soi này cũng được dùng để kiểm tra đường tiêu hóa trên trong hoặc sau phẫu thuật, có thể dùng thực hiện một số thủ thuật đặc biệt như lấy dị vật, nông vùng thực quản bị hẹp…
2. Tại sao phải nội soi dạ dày?
Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT Scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) dù có chi phí rất cao nhưng không có giá trị chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. X-quang dạ dày cảng quang có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẩn không nhạy và chính xác bằng nội soi. Qua nội soi, bác sĩ có thể nhìn thấy các tổn thương rất nhỏ vài mi-li-mét, làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori gây bệnh, sinh thiết tìm tế bào ung thư. Ngoài ra nội soi còn dùng để theo dõi quá trình điều trị các tổn thương loét hay nhiễm H.Pylori. Đối với các trường hợp đang xuất huyết, nội soi có thể được thực hiện khẩn cấp để phát hiện và điều trị chổ chảy máu tránh được cuộc mổ chưa cần thiết...
3. Những trường hợp nào cần phải nội soi dạ dày?
Ngày nay, nội soi dạ dày được chỉ định khá rộng rãi để chẩn đoán xác định hay loại trừ trên bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa trên, theo dõi tiến triển một số bệnh đã biết và đánh giá, phân loại bệnh hệ thống. Một số chỉ định thông thường là:
* Khó nuốt hay nuốt đau
* Đau sau xương ức
* Đau thượng vị
* Ợ chua
* Thực quản Barrett
* Chít hẹp đường tiêu hóa
* Buồn nôn và nôn, ăn khó tiêu, đầy hơi, nôn ra máu, thiếu máu thiếu sắt
* Ho mạn tính, khạc đàm không rõ nguyên nhân
* Tăng áp tĩnh mạch cửa
4. Trường hợp nào không nên thực hiện nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày thường không có cống chỉ định tuyệt đối. Một số trường hợp sau có chống chỉ định tương đối nội soi dạ dày là:
* Đường tiêu hóa trên bị tổn thương ăn mòn như uống a-xít…
* Bệnh lý túi thừa Zenker
* Thủng
* Dạ dày chứa đầy thức ăn
* Suy tim
* Thiếu máu cơ tim cấp
* Suy hô hấp
5. Nội soi dạ dày có nguy hiểm không?
Nội soi dạ dày là một thủ thuật khá an toàn và ít xảy ra tai biến. Những tác dụng phụ thường gặp là:
* Đau họng sau khi soi
* Thủng thực quản, dạ dày hay tá tràng rất hiếm
* Chảy máu
* Rối loạn nhịp tim.
* Do tính an toàn của thủ thuật, nội soi dạ dày có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện.
6. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày thực hiện tốt nhất khi dạ dày không còn thức ăn. Vì vậy bệnh nhân nên nhịn đói qua đêm để được thực hiện sang hôm sau hay có thể nhịn ăn trong vòng 7 giờ (chỉ được uống nước lọc và không được uống sữa). Việc này phòng ngừa ói thức ăn vào đường tiêu hóa và bác sĩ quan sát rõ hơn khi dạ dày trống.
Nếu bệnh nhân đang uống thuốc thì bệnh nhân phải báo cho bác sĩ nội soi của mình biết loại thuốc đang dùng.
7. Quá trình nội soi được thực hiện như thế nào?
Nội soi được tiến hành tại phòng nội soi với sự tham gia ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Trước khi nội soi, bệnh nhân được xịt thuốc tê vào sâu trong họng. Thuốc tê được dùng để làm giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống nội soi qua miệng. Bệnh nhân soi ở tư thế nằm nghiêng trái.
Ống nội soi được đưa qua họng vào thực quản, lúc đầu có cảm giác khó chịu, nghẹt thở và buồn nôn, lúc này bệnh nhân nên hít vào sâu và thở ra chậm bằng đường mũi để giảm bớt cảm giác buồn nôn. Cảm giác này chỉ thoáng qua và bệnh nhân sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Quá trình thực hiện nội soi mất khoảng 5 phút và sẽ nhanh hơn nếu bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết chẩn đoán nhiễm khuẩn H. Pylori hay xét nghiệm tế bào nếu cần. Việc sinh thiết không làm đau đớn và chảy máu không đáng kể.
8. Những điều cần lưu ý sau khi nội soi?
Sau khi nội soi, bệnh nhân nên nghỉ ngơi 15-30 phút, hkông nên ăn uống trong vòng 1 giờ sau nội soi vì thuốc tê vẫn còn hiệu lực, thức ăn cay nóng dễ làm tổn thương niêm mạc miệng mà bệnh nhân không biết.
Bệnh nhân cũng có những triệu chứng khó chịu sau khi soi như đau họng, bụng chứng hơi, buồn nôn… Những triệu chứng này sẽ mất trong vòng 24 giờ.
Bác sĩ nội soi hay lâm sang sẽ giải thích kết quả nội soi của bạn và hẹn ngày nhận kết quả sinh thiết, nếu có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Endoscopy of upper GI tract, Berthold Block, Guido Schachschal and Hartmut Schmidt, 2004
2. Brochure of upper GI tract endoscopy, AGA Institute 2007
3. Mayo Clinic’s Gastroenterology and Hepatology, Board Review Editted by Stephen C. Hauser, MD published in 2008
4. Atlas of Gastrointestinal Endoscopy and Related Pathology, Klaus F.R. Schiller, Roy Cockel, Richard H. Hunt and Bryan F. Warren. 2nd Edition 2004
KẾT NỐI NHANH
Get the Flash Player to see this player.
D-Clinic
CÔNG TY TNHH PKĐK ĐI CỜ LI NÍT
Địa chỉ: 225 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Tel : 028 2200 777 - 028 38232697