Trang Chủ
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ C BẰNG THUỐC MỚI NHẤT (DẠNG KẾT HỢP)
* THUỐC UỐNG THẾ HỆ MỚI * HIỆU QUẢ CAO * KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ * CHI PHÍ THẤP * THỜI GIAN NGẮN * KHÔNG CHÍCH THUỐC
Viêm Gan siêu vi C
1. Bệnh viêm gan siêu vi C là gì?

Bệnh viêm gan siêu vi C là bệnh gan do vi-rút viêm gan C gây ra.Bạn bị bệnh vêm gan siêu vi C khi máu của bạn tiếp xúc với máu bị nhiễm vi-rút viêm gan C.


Các đường lây truyền thông thường khác bao gồm:

•Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng và dụng cụ làm móng tay chân

•Vô tình tiếp xúc với máu bị nhiễm bởi nhân viêm y tế

•Tiếp xúc với dụng cụ xăm mình, cắt lễ hay châm cứu không đảm bảo vô trùng

•Quan hệ tình dục không an toàn qua ngã hậu môn hay với nhiều bạn tình

Một số ít trường hợp mẹ bị nhiễm truyền cho con trong lúc sanh, vi-rút viêm gan C không lây truyền qua đường sữa mẹ. 

2. Bệnh viêm gan siêu vi C tồn tại bao lâu?


Khoảng 15-40% người bị bệnh viêm gan siêu vi C có thể đào thảy vi-rút trong giai đoạn sớm hay cấp tính thường trong vòng 6 tháng. Khoảng 60-85% người nhiễm vi-rút viêm gan C không có khả năng đào thảy vi-rút có thể tiến triển thành bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính. những người bệnh này sẽ mang vi-rút suốt đời trừ khi họ được điều trị hết hoàn toàn bằng thuốc kháng vi-rút.

3. Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi C là gì?

Nhiều người bị bệnh viêm gan siêu vi C cấp và mạn tính hầu như không có triệu chứng. Khi có triệu chứng thường nhẹ như mệt, đau khớp, ngứa da, mõi cơ, đau dạ dày và vàng da.

4. Bệnh viêm gan siêu vi C được chẩn đoán như thế nào?


Bệnh viêm gan siêu vi C được chẩn đoán dựa vào xét nghiệm máu. Tuy nhiên rất nhiều người không biết mình đã nhiễm vi-rút viêm gan C vì họ không có triệu chứng và vi-rút thì không thể phát hiện qua các xét nghiệm thông thường. Họ tình cờ phát hiện bệnh khi đi hiến máu hay kiểm tra sức khỏe tổng quát thấy men gan tăng liên tục và bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm nguyên nhân và phát hiện.

Người bệnh viêm gan C có thể được bác sĩ chỉ định sinh thiết gan, nghĩa là dung kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm chọc vào gan lấy mẩu mô xem dưới kính hiển vi, để đánh giá tổn thương gan do vi-rút gây ra.

5. Ai là người thuộc nhóm nguy cơ cao bị bệnh viêm gan siêu vi C?

Bất kỳ ai có tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của người nhiễm vi-rút viêm gan C đều thuộc nhóm nguy cơ cao bị bệnh viêm gan siêu vi C. Bạn nên đi khám bác sĩ và kiểm tra nếu như bạn:

•Đã từng tiêm chích ma túy

•Đã được truyền máu (hoặc chế phẩm từ máu) hay ghép tạng trước năm 1992

•Đã được chạy thận nhân tạo trong thời gian dài

•Có men gan bất thường kéo dài

•Là nhân viên y tế có tiếp xúc với dụng cụ dễ gây chảy máu (kim chích, dao mỗ…) hay nguồn bệnh phẩm bị nhiễm vi-rút viêm gan C

•Con của mẹ bị bệnh viêm gan siêu vi C

•Có quan hệ tình dục không an tòan với nhiều bạn tình hay đã từng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục

•Đã từng đi xăm mình, châm cứu với dụng cụ vô trùng không đảm bảo, đặc biệt tại các cơ sở không có giấy phép hợp pháp

•Tiếp xúc với người thân trong gia đình bị bệnh viêm gan C có dung chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hay vật dụng cá nhân khác

6. Bệnh viêm gan siêu vi C được điều trị như thế nào?

Đối với một số người bị bệnh viêm gan siêu vi C, thuốc kháng vi-rút như Interferons hay Ribavirin có thể giúp cơ thể đào thảy vi-rút và hạn chế tổn thương lên gan. Những thuốc này có thể không có tác dụng trên tất cả các bệnh nhân và có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Hơn nữa, thuốc này không được dùng trên một số bệnh nhân có bệnh lý khác như bệnh viêm gan tự miễn hay phụ nữ có thai.

Nếu bạn bị bệnh viêm gan siêu vi C, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách an tòan và hiệu quả...

7. Biện pháp nào tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi C?


Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi C vì thế biện pháp hữu hiệu nhất là tránh tiếp xúc nguồn máu bị nhiễm bằng cách:

•Tránh dùng chung kim chích

•Luôn luôn thận trọng và áp dụng các biện pháp an toàn được khuyến các khi tiếp xúc với máu tại công sở

•Không nên quan hệ tình dục không an toàn với nhóm người có thể bị viêm gan siêu vi C

•Không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm hay người khác

8. Bệnh viêm gan siêu vi C được theo dõi như thế nào?


Bệnh viêm gan siêu vi C là bệnh mạn tính nguy hiểm có thể gây tổn hại nghiêm trọng lên gan như xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được theo dõi đúng, nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm gan C có thể sống suốt đời như người bình thường. Nếu bạn bị bệnh viêm gan C, bạn nên:

•Duy trì cuộc sống khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi khi bị bệnh và không nên uống rượu bia và dung chất gây nghiện

•Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa gan mật khi bị bệnh

•Nên sử dụng thuốc được bác sĩ kê toa và luôn đi khám bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Text book of hepatology, third Edition published in 2008

2. AASLD Guidelines on Chronic Hepatitis C published in 2004

3. Mayo Clinic’s Gastroenterology and Hepatology, Board Review Editted by Stephen C. Hauser, MD published in 2008

4. Brochure of Hepatitis C produced by American Liver Foundation published in 2006
KIỂM TRA KẾT QUẢ KHÁM BỆNH
Mã bệnh nhân:
KẾT NỐI NHANH
Get the Flash Player to see this player.
D-Clinic

CÔNG TY TNHH PKĐK ĐI CỜ LI NÍT

Địa chỉ: 225 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Tel      : 028 2200 777 - 028 38232697